Tam Giang là tên của một vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, với vô vàn thuỷ hải sản và là một vùng đát phát triển du lịch đầm phá. Phá Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Có diện tích khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của thành phố Huế và hai huyện Phong Điền, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì là một đầm phá lớn của Việt Nam nên phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước.
Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), cho đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu đã giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một là cửa sông Tả, một là cửa sông Trung, một là cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy 2 - 3 dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”. Quảng Điền là huyện có diện tích mặt nước phá Tam Giang rộng lớn, khoảng 22.000 ha, nên nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú. Độ sâu của phá này từ 2 - 4m, có nơi sâu tới 7m.
Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương à thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Mặc dù mang danh là phá nhưng vì nó có sóng nên ca dao có câu:
Với ý nghĩa đây là nơi giao điểm của các con sông, cửa ra biển hẹp nên có nhiều vùng nước xoáy, sóng to gió lớn khó đi và dễ gây lật thuyền nên thuyền bè không dám qua lại. Sau này quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng đã cho lính cải tạo mở rộng cửa và đáy phá nên các tai nạn về thuyền bè đã giảm đáng kể. Vào thập niên 1970, trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc cho một bài thơ của Tô Thủy Yên và lấy tên bài hát là Chiều trên phá Tam Giang. Bài hát có đoạn: "Chiều trên phá Tam Giang, anh chợt nhớ em. Nhớ sao là nhớ..."
Ngoài ra, chợ nổi là một trong những đặc trưng của vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á này. Các phiên chợ nổi thường bắt đầu từ 4h sáng và tan khi bình minh ló rạng (thường vào khoảng 6-7h). Không đông đúc và đa dạng như các phiên chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Tam Giang chủ yếu là bán các loại thủy sản của ngư dân đánh bắt được của vùng đầm phá.
Tam Giang còn là tuyến đường thủy quan trọng, là cầu nối cho sự giao lưu, thông thường phát triển kinh tế, là vùng đất có nguồn lợi về thủy sản, là điểm kết nối của vùng kinh tế nông thôn ven biển với khu đô thị thành phố Huế. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này. Ngoài ra, để từng bước khai thác tiềm năng của vùng đầm phá rộng lớn này, những năm qua Quảng Điền đã tổ chức thành công lễ hội "Sóng nước Tam Giang" và đã để lại nhiều dấu ấn với du khách trong và ngoài địa phương.
Phá Tam Giang là một trong những điểm đến tuyệt vời cho du khách yêu thích thiên nhiên tại Việt Nam. Với cảnh quan hùng vĩ của biển và đầm phá, nơi đây mang đến trải nghiệm độc đáo và thú vị cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của biển cả và vùng đất đầm phá.
Nếu bạn đến Phá Tam Giang, bạn sẽ được thưởng thức những hoạt động giải trí đa dạng như câu cá, thăm vườn rau trồng thủy canh hay chèo thuyền trên sông. Đặc biệt, du khách cũng không thể bỏ qua cơ hội tham gia vào các chuyến thuyền kayak để khám phá vùng đầm phá hoang sơ và tận hưởng cảm giác yên bình giữa không gian thiên nhiên hùng vĩ.
Không dừng lại ở đó, Phá Tam Giang cũng nổi tiếng với những đặc sản biển tươi ngon và hấp dẫn. Du khách không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món hải sản độc đáo như ghẹ, sò điệp, tôm hùm, mực, cá mú… Những món ăn từ hải sản tươi ngon kết hợp cùng với phong cách chế biến độc đáo của người dân địa phương chắc chắn sẽ khiến bạn say đắm.
Khi nhắc đến những món ngon ở Phá Tam Giang, không thể không đề cập đến cá Kình. Cá Kình, hay còn được biết đến với tên gọi cá Dìa chấm vàng, cá Bù Nú, là một loài cá nước mặn linh hoạt. Không chỉ sống ở những vùng nước mặn cao, cá Kình cũng có thể trụ lại trong nước lợ. Đầu tháng 7 được coi là thời điểm lý tưởng để tận hưởng hương vị tuyệt vời của cá Kình tại Phá Tam Giang. Mặc dù kích thước không lớn, nhưng cá Kình lại được biến tấu thành nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng như Bánh xèo cá Kình, cá Kình hấp mồng tơi, Canh cá Kình nấu măng chua, Canh cá Kình nấu thơm...
Ngoài ra, đặc sản nổi tiếng của Phá Tam Giang là Lệch mỡ, Lệch Khoai, và đặc biệt là Lệch Huyết. Thịt lệch, đặc biệt là lệch huyết Tam Giang, mang hương vị đặc biệt ngon và bổ dưỡng. Loài lệch thường sinh sống sâu trong lớp bùn đáy phá, và vào mùa thu, những cơn mưa dông thường tạo ra những dòng nước mát là điều kiện lý tưởng cho lệch huyết xuất hiện. Du khách mong muốn thưởng thức các món ăn từ lệch phải đến Phá Tam Giang từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, vì lượng cung ứng không nhiều. Trong chuyến du lịch đến Phá Tam Giang, du khách có thể thưởng thức ba món chính là lệch nướng, lệch um và lệch rút xương.
Hãy cùng nhau thử một lần ghé thăm và khám phá sự phong phú và đặc sắc của Phá Tam Giang, nơi mà văn hóa và ẩm thực gắn liền với nhau, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và hương vị khó quên.